Blue ocean

Trắc

Vòng tay gỗ Trắc 14 ly Vòng tay gỗ Trắc 14 ly
230,000
330,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 18 ly Vòng tay gỗ Trắc 18 ly
475,000
575,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 12 ly Vòng tay gỗ Trắc 12 ly
215,000
225,000 đ
Vòng tay gỗ Trắc 10 ly Vòng tay gỗ Trắc 10 ly
185,000
195,000 đ

“Nằm lòng” điều này để sinh viên đi thuê nhà trọ không lo bị hớ

Do chưa có kinh nghiệm tìm và thuê nhà trọ, nhiều tân sinh viên và thậm chí là sinh viên năm cuối vẫn chưa thể tìm cho mình một chỗ ở phù hợp. Sau đây là một số lưu ý khi tìm phòng trọ cho sinh viên, Phong thủy Sacha mong rằng sẽ hữu ích đối với các bạn!

1. Xác định khu vực ở và giá thuê phòng trọ sinh viên

Ai cũng mong muốn được ở trong hoặc gần trung tâm thành phố hay nhà phố, nhưng điều này còn phải phụ thuộc vào tình hình tài chính của bạn vì giá thuê ở những nơi này khá đắt đỏ. Do đó, khi tìm phòng trọ sinh viên hãy xác định rõ mức giá thuê nhà trong khả năng tài chính của bản thân.
 


Thông thường, chủ nhà trọ sẽ yêu cầu bạn đặt cọc số tiền là nửa tháng thuê đối với phòng trọ nhỏ, cọc 1-2 tháng đối với phòng trọ mới và khang trang. Theo kinh nghiệm từ Phong thủy Sacha, sinh viên thuê nhà nên cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn ở những nơi yêu cầu đặt cọc tiền nhà theo tháng. Bởi, hầu hết sinh viên thuê trọ đều là người ngoại tỉnh, cũng chưa nắm rõ phòng trọ của mình sẽ như thế nào, khi ở hết một tháng nếu muốn chuyển thì rất khó và có thể phải mất trắng số tiền đã đặt cọc. Với sinh viên mức tiền đó không hề nhỏ, do vậy hãy tìm hiểu thông tin từ những người trọ đến trước khi nhận lời đến làm hợp đồng.
 

Tiếp theo, sinh viên thuê nhà cần chú ý đến khu vực nơi bạn dự định ở. Hãy lựa chọn những vị trí thuận tiện cho việc học tập cũng như nhu cầu đi lại, làm việc của bạn nhất. Tuy một số khu vực có thể thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng cách đi xe bus, hoặc chủ động thời gian đi sớm về muộn một chút, tìm các tuyến đường dễ lưu thông…
 

Bên cạnh đó, cũng hãy quan tâm tìm hiểu xem khu vực này có thường bị ngập khi trời mưa không. Những khu vực bạn cảm nhận thấy nó trũng, thấp thì nên bỏ qua vì khi trời mưa to rất dễ thấy cảnh lội nước lõm bõm trước khi vào nhà. Khi đi xem nhà, hãy tranh thủ hỏi han những người xung quanh về vấn đề trật tự an ninh của khu phố và để ý một chút về cuộc sống sinh hoạt của hàng xóm. Nếu bạn ở trong ngõ, hẻm thì vấn đề này rất đáng lưu ý. Không nên tìm những nhà trọ quá xa, quá hẻo lánh và nên hạn chế ở những nơi có nhiều tệ nạn như bài bạc, cá độ, nhiều quán karaoke tụ tập, quán bia rượu tụ tập…

2. Nên thuê nhà trọ gần trường học
Việc thuê phòng trọ gần trường học mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Bạn nên tìm phòng trọ cách trường học từ 1-2 km để thuận tiện đi lại, đồng thời giúp bạn tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí di chuyển.
Bên cạnh đó, việc trọ gần trường học còn giúp bạn dễ dàng tham gia các hoạt động ngoại khóa hay lên thư viện ôn tập vào những ngày nghỉ. Đồng thời còn giúp bạn tránh được cảnh tắc đường, chen chúc trên những chuyến xe bus chật chội giờ cao điểm và hạn chế việc bạn đi học muộn.
 


Hiện nay, xung quanh hầu hết các trường học đều có ký túc xá cũng như các khu trọ của người dân nên không khó để bạn có thể tìm được phòng trọ với yêu cầu trên. Tuy nhiên, giá cả phòng trọ tại những khu vực này lại là một yếu tố quan trọng bạn nên xem xét.

 

3. Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ

Khi đi thuê nhà trọ, ngoài tìm hiểu trên mạng, sinh viên cần đến tận nơi để kiểm tra nhà trọ – phòng trọ. Khi sinh viên “giao tiền” của mình cho phía cho thuê nhà trọ – phòng trọ, cần chú ý những điều sau:

  • Kiểm tra nhà trọ – phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn không?
  • Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ – phòng trọ
  • Chủ nhà trọ – phòng trọ là ai?
  • Giờ giấc ra vào
  • Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
  • Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),
  • Ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?
  • Có đồng hồ điện nước riêng hay không?
  • Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.
  • Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Sinh viên phải đọc kỹ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không? Tránh “tiền mất tật mang”.
Xem thêm:

Các tin khác